CHĂM SÓC LÚA GIAI ĐOẠN LÀM ĐÒNG

GIAI ĐOẠN LÀM ĐÒNG

Trên Lúa giai đoạn làm đòng là một trong những giai đoạn quan trọng góp phần tạo nên năng suất. Vì vậy ở giai đoạn này ta cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, cũng như có những biện pháp để phòng trừ sâu hại giúp cây thuận lợi cho việc phát triển cũng như tiết kiệm chi phí.

I. Cách xác định thời điểm Lúa làm đòng

– Căn cứ vào trạng thái cây Lúa: Có thể quan sát 1 số đặc điểm của cây lúa:

+ Quan sát màu ruộng lúa, trên ruộng có khoảng 2/3 lúa ngả màu vàng chanh.

+ Chóp lá lúa có thắt eo.

Hình 1: Chóp lá Lúa thắt éo

– Lưu ý: Để đảm bảo cho cây Lúa ngả màu vàng chanh vào thời điểm bón đón đòng thì khi được 32 ngày sau sạ nên tiến hành cắt nước để tạo điều kiện cho cây không đẻ nhánh nữa (vì toàn bộ lúc này các chồi mọc thêm đều vô hiệu), đồng thời việc cắt nước cũng giúp cho lá Lúa từ trạng thái nằm ngang sang trạng thái đứng để giúp cây đón được nhiều ánh sáng, quang hợp tốt hơn, ít sâu bệnh hơn.

Hình 2: Lúa có đòng 1-2 mm

– Căn cứ vào trạng thái đòng để xác định thời điểm bón đón đòng hợp lý: bà con có thể xé thử ngẫu nhiên 10 chồi chính xem nếu có khoảng 50% cây Lúa có đòng 1 – 2mm, cây Lúa một lóng rưỡi là có thể bón phân đón đòng.

II. Dinh dưỡng giai đoạn Lúa làm đòng

Ở giai đoạn làm đòng cây Lúa cần tích lũy nhiều dinh dưỡng để nuôi đòng do đó lúa có nhu cầu rất cao, cần cung cấp thêm dinh dưỡng.

Khi trên ruộng đã có đòng 90%, mới bón phân cho cây thì đòng không kịp hấp thụ dinh dưỡng dẫn tới bông nhỏ, ngắn, tỷ lệ hạt lép cao. Nếu  bón phân quá sớm sẽ làm cây không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, vừa gây lãng phí, vừa kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, làm cho cây dễ bị sâu bệnh gây hại.

Giai đoạn này, cần bón bổ sung Kali và Đạm cho Lúa; lượng Kali chiếm 70%, còn lượng đạm chỉ bón 30% theo quy trình chăm sóc. Ngoài ra, bà con nên sử dụng thêm phân bón lá gúp cây hấp thu nhanh và hiệu quả, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây.

Hình 3: Phân bón lá KABO SỮA 500ML của công ty Gia Nguyễn Hữu

Phân bón KABO sữa cung cấp dinh dưỡng đậm đặc cần thiết cho giai đoạn đón đòng; giúp đòng to, trổ thoát đồng loạt, chống nghẹt đọt; Vô gạo cực nhanh, bông dài nhiều hạt, hạn chế rụng hạt. Ngoài ra còn giúp cứng cây, giữ bộ lá đòng xanh, đứng lá. Liều dùng: pha 50mL phân bón với 1 bình 25 lít nước.

III. Sâu hại

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, bà con cần có các biện pháp chủ động phòng trừ sâu hại để đảm bảo năng suất cũng như tối ưu chi phí sản xuất.

a. Rầy Nâu

Đặc điểm hình thái:

Rầy nâu có cơ thể màu nâu vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trước. Phần gốc râu có 2 đốt nở to, đốt roi râu dài và nhỏ. Cánh trong suốt, giữa cạnh sau của mỗi cánh trước có mốt đốm đen, khi hai cánh xếp lại hai đốm nâu chồng lên nhau tạo thành một đốm đen to trên lên lưng. Thành trùng có 2 dạng cánh

– Cánh dài che phủ cả thân và chủ yếu dùng để bay đi tìm thức ăn.

– Cánh ngắn phủ đến đốt thứ 6 của thân mình, dạng cánh này phát sinh khi thức ăn đầy đủ, thời tiết thích hợp và có khả năng đẻ trứng rất cao.

Hình 4: (a) Rầy nâu cánh dài; (b) Rầy nâu cánh ngắn

Cách gây hại:

Rầy chích hút nhựa cây, trong khi chích hút, rầy tiết nước bọt phân hủy mô cây, tạo thành một bao chung quanh vòi chích cản trợ sự di chuyển nhựa nguyên và nước lên phần trên của cây làm Lúa bị khô héo, gây ra hiện tượng “cháy rầy”. Ngoài ra, rầy còn là tác nhận truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Hình 5: Rầy nâu đẻ trứng và gây hại Lúa

Biện pháp quản lý:

– Biện pháp canh tác

+ Sử dụng giống khoẻ kháng rầy.

+ Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch lúa chét và cỏ xung quanh ruộng.

+ Gieo xạ đồng loạt và tập trung trên từng cánh đồng.

+ Bón phân hợp lý giữa đạm, kali, lân.

+ Thường xuyên theo dõi kiểm tra đồng ruộng.

– Biện pháp hoá học: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc “bốn đúng”: đúng loại thuốc, đúng liều, đúng lúc và đúng cách.

Hình 6: Thuốc trừ Rầy SIÊU RẦY RỆP 54WP (25GAM) của công ty Gia Nguyễn Hữu

Sản phẩm Siêu Rầy Rệp 54WP 25Gam chứa 2 hoạt chất đặc trị Rầy Rệp: Acetamiprid 24% + Buprofezin 30%.

– Thuốc có tác dụng tiếp xúc vị độc, có khả năng nội hấp; phổ tác dụng rộng.

– Kìm hãm khả năng tổng hợp chitin, ngăn cản rầy lột xác, đẻ trứng và làm ung trứng rầy

Liều dùng tiện lợi pha 1 gói 25g cho 1 bình 25 lít nước.

b. Muỗi hành

Đặc điểm hình thái:

Thành trùng muỗi hành dài từ 3-5mm, bụng màu đỏ, thành trùng đực nhỏ hơn có màu vàng nâu. Đầu rất nhỏ, hầu như bị mắt kép có màu đen choán hết. Râu đầu màu vàng, dạng chuỗi hạt, điểm nối giữa các đốt râu có 1 hay 2 hàng gai mọc xung quanh.

Hình 7: Muỗi hành gây hại

Cách gây hại:

Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm cây Lúa bị lùn, đâm rất nhiều chồi, phần thân hơi cứng chiều ngang thân cây nở to dần theo sự sinh trưởng của ấu trùng nằm bên trong, lá Lúa xanh thẫm ngắn, dựng đứng và có nhiều cọng lúa giống như cọng hành lẫn trong bụi.

Ống hành xuất hiện khoảng một tuần sau khi muỗi xâm nhập. Tép Lúa bị hại không cho bông (gié) nhưng Lúa có thể mọc chồi mới để bù lại. Muỗi hành chỉ gây hại từ giai đoạn mạ đến cuối đẻ nhánh, trước khi có đòng.

Hình 8: Muỗi hành gây hại, tạo thành ống hành

Biện pháp quản lý:

– Biện pháp canh tác

+ Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại, cỏ bờ.

+ Bẫy đèn: Theo dõi muỗi hành để phòng trừ đúng lúc (phun thuốc ngay khi muỗi ra rộ).

+ Không sạ cấy dày. Bón đầy đủ, cân đối NPK, không bón thừa đạm giai đoạn đẻ nhánh.

+ Bảo vệ thiên địch (ong ký sinh), không phun thuốc trừ sâu sớm.

+ Thăm đồng thường xuyên, nếu có muỗi hành, có thể tháo nước phơi ruộng để hạn chế lây lan.

– Biện pháp hoá học: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc “bốn đúng”: đúng loại thuốc, đúng liều, đúng lúc và đúng cách.

Hình 9: Thuốc trừ sâu TP- PENTIN 15EC (100ML) của công ty Gia Nguyễn Hữu

Thuốc trừ sâu TP- PENTIN có tác động vị độc, tiếp xúc, xông hơi có phổ trừ sâu rộng; gồm 3 hoạt chất đặc trị Muỗi hành, sâu đục thân gây hại (Cypermethrin, Fenitrothion và Fenvalerate). Thuốc tác động lên hệ thần kinh, làm sâu hại ngừng ăn và chết đi. Liều dùng: pha 25-30ml thuốc với 1 bình 25 lít nước.

Với những chia sẻ về cách chăm sóc Lúa giai đoạn làm đòng, hy vọng sẽ giúp bà con có một vụ mùa bội thu, tối ưu chi phí canh tác.

——————————–

Công ty TNHH TM DV GIA NGUYỄN HỮU

Hotline: 076 636 2468

Fanpage: facebook.com/Phân-bón-Gia-Nguyễn-Hữu -101109245112084

Website: https://gianguyenhuu.vn/

Địa chỉ: Số 73, Nguyễn Du, Khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh,

tỉnh Trà Vinh.

Leave Comments

0901 077 897
0901077897