RẦY NHẢY (RẦY PHẤN) GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

RẦY NHẢY TRÊN SẦU RIÊNG

RẦY NHẢY (RẦY PHẤN) GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

  1. Giới thiệu

Sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhưng luôn phải đối mặt với nhiều loại sâu, bệnh hại. Đặc biệt là rầy nhảy (hay còn gọi là rầy phấn) – loại côn trùng xuất hiện trong vườn ở tất cả các giai đoạn (lá non, lá lụa, lá già) và tấn công mạnh nhất vào thời điểm cây ra đọt non làm cháy lá, rụng lá non hàng loạt, khiến cành trơ trọi làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, giảm năng suất, chất lượng trái.

 

  1. Đặc điểm nhận dạng

Ấu trùng mới nở rất nhỏ, màu xanh hơi vàng và có phủ sáng trắng trên mình, đặc biệt có các đuôi sáp dài tua tủa ở cuối bụng. Ấu trùng trải qua 5 tuổi, có chân sau phát triển để nhảy được.

Thành trùng không có phủ sáp nên có màu xanh nâu, dài khoảng 5mm, có mắt kép to màu nâu đậm và râu hình sợi chỉ dài màu nâu đậm. Thành trùng ở mặt dưới lá, ít khi bay, chỉ nhảy khi bị động; đẻ trứng vào trong mô của lá non còn xếp lại, thành từng ổ gồm 8-14 trứng, màu vàng hay nâu.

 

       

                Hình 1a                                                                         Hình 1b

             Hình 1a: Ấu trùng rầy – Hình 1b: thành trùng rầy.

 

  1. Cách gây hại

– Thời điểm xuất hiện: Rầy xuất hiện trên tất cả các giai đoạn của cây nhưng phát triển và tấn công mạnh khi cây bắt đầu ra đọt non đến khi lá chuyển lụa hoàn toàn.

– Cách gây hại: Rầy sống và chích hút trên các lá non còn cuốn lại, hay ở mặt dưới của các lá non đã nở. Lá bị rầy tấn công, nhẹ làm lá nhỏ kém phát triển, để lại các vết thương trên lá, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập; nặng thì làm mép lá bị cháy xoăn lại, dần dần khô và rụng. Đọt non có thể bị khô, trơ cành.

– Ấu trùng rầy thải mật là một số chất dính và ngọt bao phủ mặt lá thu hút kiến đến cộng sinh với rầy và nấm bồ hóng đến hoại sinh mật làm cho mặt lá bị đen, giảm khả năng quang hợp.

 

                                                      Hình 2a                                                              

Hình 2a: Rầy phấn trắng trên lá sầu riêng;  

Hình 2b

 Hình 2b: Lá sầu riêng bị rầy chích hút làm mép lá cháy xoăn lại.

  1. Biện pháp phòng ngừa

– Trồng cây với mật độ hợp lý (8x8m hoặc 10x10m) để tạo độ thông thoáng cho vườn cây hạn chế nơi cư trú của rầy.

– Kiểm tra cây thường xuyên trong thời kỳ cây ra đọt non để phát hiện sớm sự tấn công của rầy.

– Bảo vệ các loài thiên địch trong tự nhiên như: Nhện bắt mồi, bọ rùa, ong kí sinh,…

– Dùng bẫy màu vàng để thu hút và bắt rầy trưởng thành (do tập tính của rầy trưởng thành thích màu vàng).

– Dùng vòi nước phun mạnh trên đọt non để vừa tưới vừa rửa rầy.

– Khi mật độ rầy cao (có hơn 50% số đọt non bị tấn công hoặc trên 20% số chồi, lá có trứng rầy) và không có sự hiện diện của nhiều loài thiên địch cần sử dụng các biện pháp hóa học để phòng trị rầy, cụ thể như sau:

Sử dụng RẦY XANH 200WP GAM

Hình 3: Sản phẩm Rầy Xanh – đặc trị rầy nhảy trên sầu riêng.

4.1 Đặc điểm thuốc

– Sản phẩm RẦY XANH 200WG GÓI 80GAM, chứa 3 hoạt chất hóa học, đặc trị Rầy gây hại là: Imidacloprid, Lambla cyhalothrin Thiamethoxam.

– Thuốc có tác động lưu dẫn, tiếp xúc và vị độc.

– Thuốc gây tê liệt hệ thần kinh, làm côn trùng ngừng ăn và chết đi, hiệu quả nhanh và kéo dài; hạn chế tình trạng kháng thuốc.

Liều dùng

– Phun ngừa vào giai đoạn cây ra đọt non pha 1 gói cho 200L nước.

– Trường hợp cây bị rầy gây hại, pha 1 gói cho 100-150L nước, tùy mật độ rầy.

4.2 Cách sử dụng:

– Thời điểm phòng trừ: phun thuốc ngừa rầy từ khi cây xuất hiện lá mũi giáo đến lá cuối cùng trong cơi đọt chuyển lụa. Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối là thời điểm phun trừ rầy thích hợp (phun thuốc trừ rầy vào buổi sáng cho hiệu quả cao hơn).

Hình 4: Giai đoạn đọt non trên Sầu Riêng (lá mũi giáo)

 

– Cách phun: phun ướt đều cả cây (mặt dưới lá và đọt non). Nếu phun thuốc không đủ phủ trên bề mặt lá nơi rầy gây hại hay trú ẩn thì không diệt hết được rầy và tạo nên tính kháng thuốc ngày càng cao. Mỗi lần phun cách nhau 5-7 ngày (nếu mật độ rầy trong vườn cao có thể rút ngắn thời gian còn 3-5 ngày).

 

Với những chia sẻ vừa rồi, công ty Gia Nguyễn Hữu kính chúc quý bà con có biện pháp quản lý rầy hiệu quả, vụ mùa bội thu và nhiều sức khoẻ!

——————————–

Công ty TNHH TM DV GIA NGUYỄN HỮU

Hotline: 076 636 2468

Fanpage: facebook.com/Phân-bón-Gia-Nguyễn-Hữu -101109245112084

Website: https://gianguyenhuu.vn/

Địa chỉ: Số 73, Nguyễn Du, Khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh,

tỉnh Trà Vinh.

 

Leave Comments

0901 077 897
0901077897