GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM PHÂN BÓN GỐC CHO LÚA
Tại Việt Nam, giá phân bón gốc đã lập đỉnh trong vòng 50 năm qua. Các doanh nghiệp dự báo sẽ xảy ra sự thiếu hụt trầm trọng DAP là khoảng 64% nhập khẩu trong quý 2 và khả năng giá trong nước lên 25 triệu đồng/tấn. Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều trà lúa khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang chuẩn bị xuống giống vụ mùa mới; bài toán giá phân bón tăng cao và chi phí đang là nỗi trăn trở của nhiều người.
Vậy đâu là giải pháp để tiết kiệm phân bón gốc, tối ưu chi phí canh tác nhưng vẫn đảm bảo năng suất cây trồng?
Hình 1: Bón phân cho Lúa
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, lượng phân đạm (nguyên chất) bình quân cung cấp cho 1ha ruộng lúa vụ Đông Xuân là 90 – 100 kg đạm. Trên thực tế việc sử dụng thừa phân đạm là rất phổ biến, có thể đến 100 – 110 kg/ha. Không kể đến thiệt hại dễ thấy về mặt kinh tế, dùng quá nhiều đạm dẫn đến nhiều bất lợi cho cây.
Khi cây hút nhiều đạm sẽ dẫn đến hiện tượng bị ngộ độc, khi đó các hợp chất cacbon sẽ được huy động để giải độc, dẫn đến việc hình thành chất xơ kém đi, cây trở nên yếu hơn và thời gian ra hoa bị trễ. Ngoài ra, axit amin cấu thành từ việc dư đạm sẽ được tích lũy trong lá, dẫn dụ côn trùng đến tấn công. Đạm bị bốc hơi tạo thành khí ammoniac hay nitơ tự do làm ô nhiễm môi trường.
Bà con có thể áp dụng bảng so màu lá lúa để đánh giá tình hình ruộng thiếu, đủ, thừa đạm để áp dụng liều lượng phân bón thích hợp.
Hình 2: Thang 4 màu của Bảng so màu lá lúa (từ trái sang phải: màu xanh đậm: thừa đạm, màu xanh đủ đạm, màu xanh hơi vàng: thiếu đạm ít, màu xanh vàng nhiều: thiếu đạm nhiều)
Thực tế, hiệu quả sử dụng phân bón trên ruộng lúa chỉ khoảng 30 – 40% do:
– Dinh dưỡng từ phân bón bị mất đi với nhiều hình thức: bốc hơi, chảy tràn, trực di, bị cố định (giữ chặt trong đất) phải qua nhiều bước chuyển hóa cây mới hấp thu được.
– Các dạng phân bón gốc qua mỗi bước chuyển hóa sẽ bị hao hụt.
– Chưa tận dụng hết các nguồn dinh dưỡng có sẵn: rơm rạ, các dưỡng chất bị cố định.
Qua đó, hoàn toàn có cơ sở để tiết kiệm 40 – 50% phân bón bằng các giải pháp tận dụng nguồn dinh dưỡng có sẵn và ứng dụng các dòng dinh dưỡng cao cấp có tính hữu hiệu với cây lúa (hấp thu nhanh, tránh thất thoát, giảm hao hụt).
Để tiết kiệm phân bón gốc, mang lại hiệu quả canh tác, bà con nên
1. Tận dụng nguồn dinh dưỡng có sẵn
Nguồn rơm rạ sau thu hoạch chính là nguyên liệu hữu dụng để tiết kiệm phân bón. Với việc phân hủy hoàn toàn 1 tấn rơm rạ sẽ để lại đến 10 kg đạm hữu hiệu cho ruộng lúa. Bên cạnh đó, khuyến mãi thêm lượng lớn hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng cường hoạt động của vi sinh vật giúp bộ rễ lúa phát triển thuận lợi. Đối với những vùng đất có lượng Lân bị cố định thì có thể ứng dụng giải pháp vi sinh vật để giải phóng lượng Lân trả lại cho cây trồng hấp thụ.
2. Giảm sự thất thoát phân bón khi rải
Cây thường chỉ hấp thu được 30 – 40% lượng phân bón, thất thoát đạm do bị rửa trôi và chủ yếu qua con đường bay hơi. Do đó, tuyệt đối không nên bón đạm vào những ngày nắng nóng và khi sử dụng thì nên vùi sâu vào trong đất để cây hấp thụ từ từ; khi sử dụng cần chia ra bón làm nhiều lần, để tránh tình trạng cây chưa kịp hấp thụ đã bị thất thoát hết.
Ngoài ra, bà con có thể áo hạt phân bằng Humic giúp lượng phân bón được giữ lâu trong đất, hạn chế bốc hơi, trực di. Đối với phân Lân, có thể bón lót đầu vụ với Lân chậm tan để giảm lượng phân DAP trong cả vụ.
Phân bón Hummax gói 1kg (Hình 3) dạng vảy tan cao cấp, giúp cây ra rễ cực mạnh, cứng cây, chống đỗ ngã; tăng cường sức đề kháng; Hạ phèn cực nhanh, giải độc hữu cơ và phân hủy rơm rạ. Ngoài ra còn giúp tiết kiệm phân bón gốc, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Liều dùng: pha 1 gói Hummax cho phuy 200L nước tưới; hoặc trộn với 50kg phân bón gốc, có thể sử dụng cho mỗi loại cây trồng.
3. Sử dụng dinh dưỡng thay thế dạng hữu dụng
Giải pháp sử dụng các dòng dinh dưỡng qua lá là cách hiệu quả nhất để giảm lượng lớn phân bón gốc. Việc sử dụng phân bón lá giúp cây hấp thu dinh dưỡng nhanh và hiệu quả hơn.
Phân bón lá Ra Rễ Nở Bụi (Hình 4) cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết giai đoạn đầu vụ giúp lúa ra rễ tốt, nở bụi khỏe, cây phát triển tốt; Giải độc hữu cơ hạ phèn; Gia tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ đó tiết kiệm được phân bón gốc. Liều dùng: pha 50mL cho bình 25L nước.
Hình 4: Phân bón lá Ra Rễ Nở Bụi chai 500mL và chai 1L của công ty Gia Nguyễn Hữu
Ngoài ra, bà con có thể áp dụng thêm một số giải pháp kỹ thuật canh tác khác như:
– 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, 1 phải 6 giảm.
+ Cải tạo, làm đất kỹ, để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây lúa.
+ Sử dụng giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng vùng.
+ Quản lý dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp trên cây lúa.
– Bón đúng thời điểm và thời tiết thuận lợi (không bón lúc mưa hoặc nắng quá nhiều).
– Giữ mực nước ruộng 2-3 cm khi bón phân và không cho nước ra vô ruộng trong thời gian ít nhất 7 ngày để giữ phân bón không bị rửa trôi.
– Làm sạch cỏ vì cỏ cạnh tranh phân với lúa vào tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nên cần làm sạch cỏ trước khi bón phân.
Với việc kết hợp các kỹ thuật canh tác cũng như các tiến bộ kỹ thuật, mong rằng bà con có thể sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả hướng đến sản xuất Nông Nghiệp bền vững, tối đa lợi nhuận.
Gia Nguyễn Hữu kính chúc quý bà con vụ mùa bội thu, có nhiều sức khoẻ!
——————————–
Công ty TNHH TM DV GIA NGUYỄN HỮU
Hotline: 076 636 2468
Fanpage: facebook.com/Phân-bón-Gia-Nguyễn-Hữu -101109245112084
Website: https://gianguyenhuu.vn/
Địa chỉ: Số 73, Nguyễn Du, Khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.