KỸ THUẬT CHĂM SÓC MÍT GIAI ĐOẠN ĐẦU VÀ CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI PHỔ BIẾN

CHĂM SÓC MÍT GIAI ĐOẠN ĐẦU

KỸ THUẬT CHĂM SÓC MÍT GIAI ĐOẠN ĐẦU VÀ CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI PHỔ BIẾN

Cây mít thuộc nhóm cây ăn trái, là loại cây có giá trị kinh tế cao. Cây có bộ lá xanh quanh năm, rễ chắc, khỏe, rất phù hợp trồng phủ xanh đất trống đồi trọc; kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản – chính vì thế, đây là loại cây được trồng khá phổ biến. Tuy nhiên cần phải nắm rõ quy trình chăm sóc giai đoạn đầu để tạo tiền đề cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh; bên cạnh đó phải có biện pháp phòng trừ sâu bệnh phổ biến để tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hình 1: Cây mít Thái

 I. KỸ THUẬT TRỒNG

Bộ rễ của cây mít rất quan trọng, tuy có thể trồng mít ở nhiều loại đất khác nhau nhưng cây không chịu được úng, nếu trồng mít cần phải lên líp cao, tạo rãnh thoát nước tránh bị ngập úng khi có mưa.

  • Đất trồng

Chọn đất có tầng canh tác dày. Mực nước ngầm thấp dưới 1m. Ruộng cày phơi đất tới ải trắng. Lên luống cao 30 – 50cm, rộng 1,3 – 1,5m. Rãnh rộng 30 – 40cm.

  • Thời vụ trồng

Có thể trồng quanh năm, nhưng thời tiết thích hợp nhất là vào mùa xuân hoặc mùa thu (tháng 2 – 4 và tháng 8 – 10), thời điểm này cây bén rễ nhanh, tỉ lệ sống cao và phát triển tốt.

  • Mật độ trồng

Tán mít không quá to nên trồng với mật độ 200-300 cây/ha (hàng cách hàng 5 – 7m; cây cách cây 5 – 6m). Nếu trồng dày cần phải thường xuyên tỉa cành, tạo tán để đảm bảo vườn thông thoáng từ đó gia tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh.

  • Bón lót

Bón lót: Mỗi cây bón lót 10-20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg phân lân + chế phẩm Trichoderma; thời gian bón là trước khi trồng 10-15 ngày. Nếu đất có pH thấp (đất chua), cần xử lý bằng cách bón vôi và tiến hành trước thời điểm xuống giống ít nhất 3-6 tháng, kết hợp với tưới nước để tăng nhanh quá trình khử chua, không nên trộn với phân chuồng và các chế phẩm vi sinh, vì vôi có tính sát trùng và sẽ làm chết vi sinh gây lãng phí.

  • Cách trồng

Đào hố rộng 50cm, sâu 50cm, xới tơi đất; nên đào hố trước khi trồng 10 – 20 ngày. Đối với những vùng chuyển đổi từ đất lúa sang trồng mít, không đào hố sâu mà cần dùng máy múc, gạt tầng đất phía trên măt tạo luống (líp) sau đó mới đào hố trồng ở trên luống, như thế rễ mít sẽ không ăn trực tiếp xuống lớp đất chua phèn, mít sẽ phát triển tốt và bền cây.

Hình 2: Trồng mít

Nhẹ nhàng xé túi bầu, đặt cây ngay ngắn sau đó lấp đất trồng ngang mặt bầu; sau trồng cần tưới ngay để cây nhanh bén rễ. Rễ mít mọc nổi nên chú ý không cuốc sâu xung quanh gốc cây làm tổn thương bộ rễ.

II. CHĂM SÓC CÂY CON

  1. Tưới nước

Sau khi trồng cần thường xuyên giữ ẩm cho cây con, có thể tưới nước 2-3 ngày/lần, về sau giảm còn 5-7 ngày/lần. Từ năm 2 trở đi chỉ tưới khi gặp khô hạn kéo dài hoặc khi bón phân cho cây. Mùa khô có thể kết hợp tủ gốc giữ ẩm bằng các vật liệu có sẵn như: rơm rạ, cỏ khô, xác bèo,.. Mít là cây chịu úng kém, mùa mưa cần thực hiện các biện pháp khơi rãnh, điều tiết nước, vun gốc để tránh ngập úng.

  1. Làm cỏ

Thời gian 1-2 năm đầu, cây còn nhỏ, cần thường xuyên làm cỏ, ít nhất 4 lần/năm. Hạn chế để cây bị cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng. Từ năm thứ 3-4 trở đi, làm cỏ xung quanh gốc, giúp gốc thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, cỏ giữ hàng chỉ cần làm khi thực sự cần thiết.

  1. Bón phân cho cây

Phân bón rất quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng.

Sau khi trồng 1 tuần, sử dụng  SIÊU KÍCH  RỄ để kích rễ phát triển mạnh hơn, giúp cây hấp thụ lượng phân đã bón lót dễ dàng hơn.

Hình 3: Phân bón Siêu Kích Rễ 100mL/500mL

 

20 ngày sau khi trồng sử dụng NPK 30-10-10 hoặc 20-10-10,..; định kỳ 1-1,5 tháng/lần, liều dùng 50gam cho mỗi cây. Có thể rãi xung quanh gốc sẽ tiết kiệm được thời gian, tuy nhiên vào giai đoạn cây con bà con nên pha loãng phân với nước để tưới gốc, sẽ giúp cây hấp thu tốt hơn, giảm tỷ lệ hao hụt do trôi phân hay bốc hơi. Nên sử dụng kết hợp phân bón tưới chung với BLACK HUMIX nhằm tăng khả năng hấp thu phân bón; hạ phèn, giải độc hữu cơ, tăng vi sinh vật có lợi cho đất, tiết kiệm 20% NPK.

2 – 3 tháng sau khi trồng khi cây đã phát triển ổn định, có thể sử dụng phân SIÊU TĂNG TRƯỞNG pha loãng phun bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển nhanh, khỏe mạnh; cứ 1 tháng phun 1 lần. Đối với các giống mít Thái, thường cho quả sau trồng 1 – 2 năm nên cần bổ sung dinh dưỡng để cây phát triển tốt, tạo bộ tán để nuôi quả sau này.

                       Hình 4: Phân bón Black Humix 1Kg 

     

Hình 5: Phân bón Siêu Tăng Trưởng 1L

III. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY MÍT THÁI

        1. Bệnh hại

        a. Bệnh chết nhánh và thối nhũn trái: do nấm Botryodiplodia theoobromaePat gây ra

Biểu hiện: Trên thân gốc, cành nuôi trái bị nấm gây hại thường bị xì nhựa giống với biểu hiện của nấm Phythopthora gây ra. Trên trái trưởng thành có nhiều hạch nấm tròn to, thành những mảng lớn làm trái mít bị thối toàn bộ; bệnh này thường gây thiệt hại năng suất rất lớn.

Hình 6: Bệnh thối nhũn trên trái

Biện pháp phòng trừ

– Phòng bệnh: Sử dụng phân hữu cơ hoai mục. Tạo thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt. Giai đoạn cây có trái, có thể sử dụng phân bón lá CANXI BO giúp vách tế bào cứng chắc, hạn chế sự tấn công của nấm bệnh. Bên cạnh đó, còn hạn chế hiện tượng nứt trái do thiếu Canxi.

– Sử dụng SẠCH NẤM để phòng trừ bệnh.

Hình 7: CanBo Sữa 500mL

   

Hình 8: Sạch nấm Nati 50gr

(Mancozeb 48%, Metalaxy 10%)

Giúp phòng trừ nấm bệnh, xanh lá

 

           b. Bệnh thối gốc chảy nhựa: do nấm Phytophthora gây ra

– Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại côn trùng chích hút nhựa cây, gây những vết thương tạo điều kiện cho nấm xâm nhập.

Biểu hiện: Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen, lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.

  Hình 9: Bệnh thối gốc chảy nhựa trên mít do nấm Phytophthoratrên cây Mít

Biện pháp phòng trừ

– Trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Vệ sinh vườn, thu gom sạch thân, cành, lá và nhất là rễ của cây trồng cũ trong vườn, đặc biệt là những cây bị bệnh.

– Bón phân cân đối, với những vườn cây đang bị bệnh cần giảm bớt lượng phân Đạm.

– Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm chỗ bị bệnh khi chúng còn chưa lan rộng. Những cây đã bị bệnh hại: dùng dao tách cạo bỏ hết phần vỏ, làm sạch chỗ bị bệnh (thu gom vỏ bị bệnh vừa cạo ra khỏi vườn và tiêu huỷ). Rồi dùng 1 gói DR.PHOENIX  pha với 400mL nước, lấy chổi/cọ sơn nhúng dung dịch thuốc quét lên chỗ bị bệnh vừa cạo và vùng lân cận. Phun lá và kết hợp tưới ngừa xung quanh gốc với thuốc MANCOZEB, lặp lại sau 5 ngày

.

 Hình 10: Dr. Phoenix 50gr

      Thành phần: Copper Oxychlorider 98%       

 

Hình 11: Mancogreen 1kg

   Thành phần: Mancozeb 80% 

       c. Bệnh xơ đen: do vi khuẩn Pantoea Stewartii gây ra

Bệnh thường xuất hiện vào màu mưa, mùa khô tương đối ít. Mít ra hoa vào tháng 5 âm lịch trở đi thì có hiện tượng xơ đen.

Cách xâm nhiễm:

Vi khuẩn xâm nhập vào trái theo nước mưa bằng hai con đường:

– Thứ nhất: qua nướm hoa cái mở ra nhận phấn; tại đây, vi khuẩn phát triển và làm cho múi không thụ phấn được, hạt bị lép. Nếu vi khuẩn vào sau khi đã thụ phấn thì làm cho hạt non bị hư và chuyển thành màu đen

– Thứ hai: Giữa trái đơn có khoảng hở, vi khuẩn theo nước mưa đi vào.

  Hình 12: Bệnh sơ đen trên Mít

Biện pháp phòng trừ

– Vườn thoát nước tốt, đặc biệt là vào mùa mưa.

– Sử dụng miếng nylon làm mái che nước mưa lúc hoa cái chưa nhận phấn, các trái được che nước mưa thì tròn đều, hình dạng trái đẹp do được thụ phấn, thụ tinh hoàn toàn.

– Tuyển lựa trái : chọn những trái mít có dạng hình trụ thay vì tròn, gai đều, trái không méo, móp. Chọn cuống trái mập, tròn; cũng không chọn màu cuống xanh sậm….

– Phun thuốc SẠCH KHUẨN giúp phòng trị vi khuẩn trên toàn cây đặc biệt vào cuống và mầu trái. Thuốc phải phun ít nhất 3 lần vào các thời điểm : có cựa gà, trước và sau khi ra trái.

      Hình 13: Thuốc trừ bệnh SẠCH KHUẨN 100.

Thành phần: Oxytetracycline 50g/kg và Streptomycin 50g/kg

        2. Sâu hại:

         a.Sâu đục thân, đục cành, xén tóc

Biểu hiện: Thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Trên thân có những vết nhựa cây chảy ra dọc theo vết đục của sâu. Khi sâu già đi, chúng đục vào gỗ của cây để tạo ra các lỗ. Mạt cưa bị rơi xuống đất, màu vàng hay nâu, thậm chí có những vết đục có thể phát ra mùi hôi.

Cách phòng trừ: Sử dụng thuốc trừ sâu MK9 -36 vào giai đoạn ra lá non, trái non để phòng ngừa. Trường hợp cây bị sâu hại nặng, có thể sử dụng ống xi lanh bơm thuốc sâu PENTIN vào lỗ đục và dùng đất sét hoặc vữa xi măng bịt ở ngoài. Khi đã bịt kín lỗ, thuốc sẽ có tác dụng xông hơi và làm chết sâu.

Hình 14: Sâu đục thân hại cây Mít

 

Hình 15: Thuốc trừ sâu TP – Pentin 

                      Thành Phần: Cypermethrin 2,6%;  Fenitrothion 10,5% ;Fenvalerate 1,9%                                    

 Đặc trị: sâu đục thân, đục trái.

            Hình 16: Thuốc trừ sâu MK9 36          

 Thành phần: Abamectin 3,6%

Đặc trị sâu hại kháng thuốc

       b.Ruồi đục trái 

Biểu hiện: Trên trái mít có những đốm thối nâu, có nhiều chất nhựa đục chảy ra trên trái, ngay nơi bị hại mềm nhũn, dòi tạo những lỗ nhỏ trên trái và bún mình ra khỏi trái.

Dòi gây hại tạo điều kiện các vi sinh vật khác bội nhiễm nên làm trái mau thối.Chẻ bên trong thịt trái bị thối hư. Dòi có khả năng bún mình rất xa. Trên một trái mít có rất nhiều con dòi.

 Hình 17: Ấu trùng ruồi đục trái gây hại trái Mít (Dòi)

Cách phòng trừ:

– Thu hoạch kịp thời không để trái chín quá lâu trên cây.

– Vệ sinh vườn sạch sẽ, đem tiêu hủy trái bị dồi.

– Khi ruồi trưởng thành phun thuốc dẫn dụ có chứa Methyl Eugannol để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc phun bả Protein, chỉ phun đốm nhỏ trên tán cây. Nên phun lúc 8-10 giờ sáng.

         c. Sâu đục trái

Biểu hiện: vị trí vết đục trên trái cách cuống 5 – 10 cm, bên ngoài vết đục có phân thải ra màu nâu đen. Bổ trái ra thì thấy xuất hiện những sâu non màu trắng, có những chấm màu đen trên cơ thể. Sâu phá hại từ khi trái còn rất non đến khi chín. Sâu đục vào trong trái và ăn phần thịt nằm dưới vỏ trái. Trái bị hại vẫn phát triển nhưng ngay vết đục thường bị thối, sau đó khô đi, làm giảm giá trị thương phẩm của trái. Sâu thường gây hại nặng ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân.

Cách phòng trừ: bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý để phòng ngừa sâu hại. Khi trái đã bị, sử dụng thuốc trừ sâu: PENTIN

        d. Rầy, rệp

Cách gây hại: chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ.

Sử dụng thuốc SIÊU RẦY RỆP, RẦY XANH để phòng trị rầy rệp gây hại.

Hình 18: SIÊU RẦY RỆP 15WP 25gr

Thành phần: Acetamiprid 24% + Buprofezin 30%

Kìm hãm tổng hợp chitin, ngăn cản sâu rầy lột xác, đẻ trứng và làm ung trứng.

Hình 19: Thuốc sâu RAYXANH 200WP 80gr

Thành phần:Imidacloprid 10% + Lamda Cyhalothrin 5% + Thiamethoxam 5%

Tác dụng chết nhanh–ung trứng

 

Với những chia sẻ về cách chăm sóc mít giai đoạn đầu và những sâu bệnh hại phổ biến trên Mít, hy vọng sẽ giúp bà con có một vụ mùa bội thu, tối ưu chi phí canh tác.

 

——————————–

Công ty TNHH TM DV GIA NGUYỄN HỮU

Hotline: 076 636 2468

Fanpage: facebook.com/Phân-bón-Gia-Nguyễn-Hữu -101109245112084

Website: https://gianguyenhuu.vn/

Địa chỉ: Số 73, Nguyễn Du, Khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

 

Leave Comments

0901 077 897
0901077897